Trong giới học thuật IELTS, có rất nhiều bí quyết, phương pháp học từ vựng sao cho nhanh và hiệu quả nhất đến từ những người xuất chúng. Người học luôn được khuyến khích nên thử nghiệm càng nhiều phương pháp học từ càng tốt. Tuy nhiên, điều tối quan trọng để xuất sắc là không được để bản thân bị loạn bởi quá nhiều hướng đi, phải tìm được phương pháp cho riêng mình. Vậy đâu mới là phương rành riêng cho bạn? Trước hết, hãy xem chúng ta có những cách học từ vựng nào cái đã:
1. Flash card và Notebook là vật bất ly thân
Với một vài người, sử dụng Flash card (những tờ giấy nhớ/ giấy ghi chú) và mang chúng đi theo khắp mọi nơi là cách học hiệu quả nhất. Trong khi người khác lại thấy việc viết từ mới vào sổ hoặc sử dụng các mobile app luyện tập từ vựng là một thủ thuật hay. Dù là cách nào đi chăng nữa, chúng có một điểm chung là thường không tách rời với khổ chủ (hoặc ít nhất cũng luôn ở quanh tầm mắt). Dù đi bất cứ đâu hay ở thời gian nào, người học cũng có thể tiện tay giở những tờ ghi chú, sổ tay hay mở điện thoại để ôn lại từ vựng một cách dễ dàng.
Nói sâu hơn về việc viết các từ mới vào sổ, như một giáo viên tiếng Anh từng chia sẻ: “Việc học từ vựng mà không viết lại chúng ra sổ, đọc lại chúng ít nhất vài lần sau đó, tra nghĩa và cách dùng của chúng một cách thâm sâu thì thật khó để bạn nhớ đến chúng. Các từ này dễ rơi vào quên lãng hoặc sẽ bị dùng một cách gượng gạo, không chắc chắn”
Nói là vậy, nhưng không phải ai cũng có thể học hiệu quả từ vựng với cách học này. Thế nên, hãy đọc tiếp phương pháp thứ 2 hai để xem có gì thú vị ở đây nào!
2. “Học ai học cả tông ti họ hàng”
“Không bao giờ được học một từ vựng đơn độc” là lời khẳng định chắc nịch của một vài tiền bối. Theo họ, việc học từ nào biết từ ấy là phí phạm khả năng tư duy, là học một biết một. Bởi trong tiếng Anh, đa số từ nào cũng có một “dây” họ hàng liên quan đến nó, như các biến thể qua tính từ, danh từ, hay động từ… của từ này, thậm chí là cả các cụm từ, thành ngữ có chứ từ này.
Một ví dụ điển hình: Thay vì ghi nhớ mỗi từ “product”, hãy nhớ cả các loại từ khác của nó “productive”, “production” “productionist”… ; thay vì học “flock”, hãy nhớ cả cụm hay dùng như “a flock of sheep” ; thay vì “mention”, hãy học cả “As they mentioned before”, “to make mention of a fact”…
Khi mà ghi nhớ cả cụm liên quan thay vì một từ duy nhất, người học sẽ tự đảm bảo được mình biết cách sử dụng những từ này, hoặc ít nhất các dùng của một câu :D. Let’s learn groups of words that “travel” together!
3. Dẫn chuyện cùng từ vựng
Đây là phương pháp học với “version” mở rộng và nâng cấp của phương pháp thứ hai. Phương pháp này khá là thú vị khi bạn có thể vừa kích thích được trí não sáng tạo, tưởng tượng, vừa có thể học và hiểu từ vựng sâu đến tận gốc rễ. Từ đây, xin được trích lại lời của một tiền bối đã áp dụng thành công cho việc học ngoại ngữ của mình:
“Nếu phải đưa ra một bí quyết cho việc học từ vựng, đó chắc chắn sẽ là học qua các câu chuyện, bối cảnh, và sự sáng tạo bất tận. Đây chính là cách học yêu thích nhất của mình vì nó đã đem lại hiệu quả không ngờ, mà trước đây đã bị mình coi thường. Điều đầu tiên phải biết chính là chúng ta không hề giao tiếp với một từ ngữ, chúng ta giao tiếp bằng các câu văn nằm trong từng bối cảnh, câu chuyện. Vì vậy khi học từ bằng cách kết nối chúng với sự kiện, nhân vật, địa điểm, khiến chúng có cảm xúc và nhận thức chính là cách nhanh nhất khiến não bộ hoàn toàn “thấm nhuần” không chỉ từ đó, mà cả cách dùng từ và câu văn đi cùng.
Do đó, thay vì ngồi trên bàn học cùng với từ điển và flashcard kề kề bên cạnh, mình thường nằm dài trên ghế với cuốn sổ ghi từ. Một là sẽ tự viết (bịa) một câu chuyện trinh thám hoang đường bằng các từ đã học (bởi mình vốn nghiền truyện trinh thám). Câu chuyện càng khiến mình thấy ngớ ngẩn, buồn cười thì mình càng học nhanh. Tuy nhiên đấy chỉ là một mắt xích trong quá trình, bởi đa số thời gian mình sẽ ngồi và đi lang thang trong trí não… Thực ra là mình đang sử dụng một chiến thuật ghi nhớ với tên gọi: Memory Palace (Cung điện ký ức). Đây là một kỹ thuật mà nếu bạn nào có xem TV series: Sherlock – tập 3 season 3 sẽ biết, và trên thực tế, nó dựa vào Ars Memorativa hay còn gọi là Art of memory (xem thêm tại wikipedia). Kỹ thuật này cho phép mình khai thác khả năng ghi nhớ não bộ hết sức có thể, thẩm thấu từ vựng bằng cách vẽ lại từ quá khứ, gán nó vào địa điểm quen thuộc và luyện tập kích thích sự sáng tạo. Để tìm hiểu kỹ hơn và áp dụng phương pháp này, truy cập vào link sau, và nên tốt nhất là nên tìm hiểu về nó: https://litemind.com/memory-palace/ ”
Vậy là một vài trong vô vàn những cách học từ vựng hiệu quả đã được tiết lộ ở trên qua lời khuyên của những tiền bối IETLS. Đây cũng là 3 cách được đông đảo người học yêu thích theo học nhất. Còn bạn, bí quyết học từ vựng của riêng bạn là gì?
Copyright © 2019 - All Rights Reserved